Cúng đầy cữ bé trai bé gái là gì?
Theo nghi thức tâm linh truyền thống của ông bà ta, đầy cữ bé trai là 7 ngày sau khi sinh, đầy cữ bé gái là 9 ngày sau khi sinh. Đây được xem là dịp để tạ ơn các bà mụ đã giúp mẹ tròn con vuông, mong muốn 12 Bà Mụ và Đức Ông. Các gia đình mong rằng khi cúng vái đúng thì các bà Mụ sẽ giúp đứa bé biết nằm, lật, bò, biết đi,…Tùy từng dịp riêng biệt cũng như tùy vào giới tính từng bé thì nghi lễ cúng mụ đầy cữ sẽ có một chút khác biệt.
Ý nghĩa của lễ cúng mụ đầy cữ cho bé
Theo ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thì nước ta cũng có truyền thống thờ Mẫu khá phổ biến ở nhiều vùng miền nói chung. Truyền thống thờ Mẫu quan niệm rằng các đứa trẻ được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của chư vị Tiên Chúa đầu thai, tên gọi khác là Mẹ Sinh, mẹ Sanh hay thân thuộc nhất là mười hai bà mụ.
- Mỗi bà mụ có trách nhiệm nhào nặn ra một bộ phận trên người trẻ, trẻ có lớn lên khỏe mạnh hay ngoan ngoãn cũng là nhờ ơn các bà. Lễ cúng mụ đầy cữ cũng là dịp để cả nhà mong các bà phù hộ cho bé mau cứng cáp, sớm biết bò, biết lật, biết đi…
- Các lễ vật dùng cho buổi cúng đầy cữ chủ yếu là các món ăn quen thuộc của văn hóa lúa nước. Cách chuẩn bị lễ vật cho lễ 9 ngày của bé gái và lễ 7 ngày cho bé trai cũng có một vài nét khác nhau.
- 12 Bà Mụ là những ai?
- Mụ bà Trần Tứ Nương là mụ bà coi việc sanh đẻ (còn gọi là chú sinh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (còn gọi là chuyển sinh)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (còn gọi là thủ thai)
- Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé xinh đẹp
- Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (còn gọi là an thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (còn gọi là chuyển sinh)
- Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (còn gọi là hộ sản)
- Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (còn gọi là dưỡng sanh)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (còn gọi là bảo tống)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (còn gọi là tống tử)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (còn gọi là bảo tử)
- Mụ bà cuối cùng Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát sinh đẻ
- Trái cây ( ngũ quả), hoa, nhang, đèn tealight.
- Gạo, muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, sớ cúng.
- 9 phần trầu cau
- 9 phần xôi gấc
- 9 phần chè trôi nước
- 9 phần tôm luộc
- 9 quả trứng luộc
- Chén, đũa muỗng, ly mỗi loại 9 cái
- Gà luộc chéo cánh
- Trái cây ( ngũ quả), hoa, nhang, đèn tealight.
- Gạo, muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, sớ cúng.
- 7 phần trầu cau
- 7 phần xôi gấc
- 7 phần chè đậu
- 7 phần tôm luộc
- 7 quả trứng luộc
- Chén, đũa muỗng, ly mỗi loại 7 cái
- Gà luộc chéo cánh